Những điều nên biết khi đặt biển quảng cáo tại Hà Nội

pano quảng cáo của Tuần Châu Marina

Do đặc thù là khu vực đông dân cư do đó việ đặt biển quảng cáo hay biển tên công ty tại Hà Nội có những quy định khắt khe hơn so với khu vực khác. Mỗi vị trí treo biển quảng cáo tại Hà Nội đều có những giá rất cao và chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ từ chính quyền. Vì vậy, để giảm bớt những rắc rối không đáng có thì các bạn cần quan tâm đến 5 điều sau.

1. Biển quảng cáo và biển hiệu khác nhau

Một vấn đề nhỏ nhưng lại rất phổ biến đó là nhiều doanh nghiệp không để ý đến sự khác nhau giữa biển quảng cáo và biển hiệu.  Đôi khi cả hai vấn đề này bị hiểu chung là giống nhau và đều quy nó lại thành biển quảng cáo doanh nghiệp. Thực chất biển quảng cáo là biển sử dụng để quảng cáo một sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp. Còn biển hiệu là biển đề tên của một doanh nghiệp. Hai biển này khác nhau về công dụng vì vậy cũng sẽ có những quy định khác nhau.

  • Nếu biển của bạn là biển hiệu thì nó phải nằm trong kích thước chiều ngang 1m và chiều dọc 4m.
  • Nội dung trên biển phải có tên chính xác của công ty, địa chỉ, điện thoại.
  • Phải sử dụng tên tiếng Việt hoặc song ngữ nhưng không được sử dụng thuần tiếng nước ngoài.
  • Logo của doanh nghiệp không được vượt quá 20% kích cỡ biển hiệu.
  • Biển quảng cáo thì phải xin giấy phép quảng cáo, còn biển hiệu thì chỉ cần có giấy phép kinh doanh.

agency quảng cáo ngoài trời

Các biển quảng cáo ngoài trời san sát nhau

2. Ngôn ngữ

Nếu như bạn đặt biển hiệu thì nhất thiết nên có tiếng Việt. Nếu có tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì cỡ chữ của tiếng nước ngoài không được lớn hơn ba phần tư tiếng Việt. Vị trí của tiếng nước ngoài phải nằm dưới chữ tiếng Việt.

Tuy nhiên đây là quy định dành cho biển tên chứ không phải là quy định bắt buộc dành cho các biển quảng cáo.

3. Kích thước

Những biển có kích thước từ 20m2 đến 40m2 thì phải xin phép trước, nơi xin phép là sở công thương. Vì vậy trước khi làm biển quảng cáo thì các bạn cần tính toán kỹ kích thước để tránh trường hợp phải xin phép.

Với những biển quảng cáo thì không cần biển có diện tích bao nhiều thì các bạn vẫn cần phải xin giấy phép, nhất là những sản phẩm như thuốc, sữa trẻ em, mỹ phẩm sẽ càng bị kiểm tra kỹ càng hơn.

biển bảng quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo biển bảng ngoài trời phải xin giấy phép từ chính quyền

Trong trường hợp là biển tên, biển hiệu thì nếu diện tích biển nhỏ hôn 20m2 thì không cần phải xin giấy phép.

4.Vị trí treo biển quảng cáo

– Các bạn chỉ được phép treo biển quảng cáo nằm ngay sát mặt tiền của tòa nhà hoặc tại cổng của tòa nhà.

– Không được đặt những tấm biển quảng cáo mà lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Do đó những biển vẫy (biển vẫy quảng cáo, biển vẫy đèn led, …) thì không nên sử dụng trong nội thành. Đặc biệt là tại những con phố có vỉa hè nhỏ. Nếu các bạn vi phạm thì sẽ bị tịch thu hoặc phạt tiền.

Điều này dẫn đến vấn đề là các biển quảng cáo tại Hà Nội rất ít có biển vẫy quảng cáo do sẽ vi phạm quy định về lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Vì vậy, để thu hút sự quan tâm của những khách hàng thì giải pháp cho trường hợp này là dùng biển LED.

5. Nội dung quảng cáo

Những nội dung ở trên những biển quảng cáo phải đảm bảo tính mỹ quan, không thô tục hoặc thiếu chính xác. Đa số các sản phẩm thì không chịu ảnh hưởng bởi quy định này nhưng với các sản phẩm đặc thù có tính nhạy cảm như thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm thì sẽ chịu sự giám sát rất chặt từ các cơ quan chức năng.

Những nội dung quảng cáo có từ “nhất” như tốt nhất, hiệu quả nhất, số 1, duy nhất… đều không được sử dụng trừ phi bạn có cơ sở chứng minh cho điều đó. Đồng thơi các sản phẩm phải nêu rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo đó.

Hy vọng, 5 điều trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn làm, đặt biển quảng cáo tại Hà Nội một cách chính xác và hiệu quả. Qua đó làm giảm bớt những chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *