Vì sao không ai quan tâm đến thương hiệu của bạn trên mạng xã hội?

thương hiệu trên mạng xã hội

Theo Rena Varsani, giám đốc quảng cáo của Rufus Leonard, các thương hiệu đang quên mất nghĩa của từ “social” thực sự là gì?

Ai có thể nói cho tôi biết nghĩa của từ “social” là gì? Nếu tra từ điển Oxford, bạn sẽ nhận được định nghĩa như sau: Có liên quan hoặc được thiết kế cho những hoạt động mà trong đó mọi người gặp nhau để giải trí, tiêu khiển.

Hãy nghĩ về việc bạn đang xử dụng truyền thông xã hội như thế nào – ít nhất là trong cuộc sống cá nhân – bạn sẽ thấy định nghĩa này khá chính xác. Sau cùng, Facebook là khởi điểm để sinh viên đại học có thể trao đổi messages (nói chuyện với nhau), đăng status (cho mọi người biết họ cảm thấy gì), và add friends (kết bạn).

Đến thời điểm này, đó là “social”. Mặc dù vậy, đôi khi trên con đường phát triển, các thương hiệu dường như đang quên mất định nghĩa thực sự của từ này. Đầu tiên họ làm khá đúng: Quan sát người dùng xem họ thích bỏ thời gian làm gì và follow họ, thay vì há miệng chờ sung. Nhưng họ lại thất bại trong tuân theo những phép tắc xã hội trên loại hình này.

Hãy thử tưởng tượng truyền thông xã hội là một bữa tiệc lớn với rượu và hoa, với rất nhiều khách mời hấp dẫn đến dự tiệc. Thương hiệu X bước vào phòng. Và như thường lệ, họ toàn nói về bản thân, đưa ra những điều không truyền thống, những nội dung thiếu hấp dẫn, sau đó họ chậm rãi trả lời hay thậm chí bỏ qua luôn những người tới bắt chuyện với họ. Chẳng ai cảm thấy vui vẻ với thái độ như thế.

Đó là lý do tại sao các thương hiệu cần nỗ lực làm việc nhiều hơn trong môi trường truyền thông xã hội. Sẽ cần tới nhiều bước phức tạp để tạo ra sự hấp dẫn và phổ biến của thương hiệu tới khách hàng. Tuy nhiên, có một số phương thức cơ bản giúp thương hiệu của bạn tránh được việc bị bỏ rơi giữa đám đông. Dưới đây là 3 cách phổ biến:

1. Mang tới một món quà

Hãy tạo ra một nội dung căn bản, thú vị và chia sẻ nó trên kênh xã hội của bạn. Nó giống như một cuộc đối thoại mở – một cách để thuyết phục mọi người rằng bạn đáng giá để họ bỏ thời gian. Nội dung thú vị cũng là cách dễ dàng để tăng số lượng fan hâm mộ thương hiệu. Điều này đơn giản nhưng hiệu quả hơn nhiều việc bạn tự dưng đi bảo người khác “Like” hay “follow” bạn, mà chẳng đưa ra được một lý do thuyết phục nào.

2. Cân bằng giữa nghe và nói

Có rất nhiều quy định về tỉ lệ để đạt được sự cân bằng hoàn hảo trong việc chia sẻ nội dung với người khác, tự xuất bản nội dung của mình hay cập nhât, trả lời những câu hỏi trực tiếp hay bình luận. Tuy nhiên, sự cân bằng là mấu chốt ở đây.

Nếu bạn thường xuyên trả lời tweet của mọi người, dường như bạn chẳng có nhiều điều thú vị để chia sẻ. Trái lại, nếu bạn không bao giờ trả lời những câu hỏi của khách hàng, thì lại có nghĩa là bạn chẳng quan tâm tới họ. Hãy làm từng chút, và bạn sẽ sớm tìm ra tỉ lệ cân bằng tuyệt vời nhất của mình.

3. Đi theo dòng chảy

Bạn không thể kiểm soát được những điều khách hàng muốn nói trên các kênh xã hội. Vì vậy hãy sẵn sàng cho những câu hỏi hóc búa. Giám đốc marketing của Starbucks, Steve Flanagan từng thừa nhận việc trưng thương hiệu Starbucks trên truyền thông xã hội giống như một con dao hai lưỡi – đặc biệt là khi có khách hàng đặt câu hỏi về những nghi vấn trốn thuế của Starbucks tại Anh. Cách thức bạn trả lời sẽ là yếu tố quyết định tới thành công hay thất bại của thương hiệu.

Và cuối cùng,

Trước khi bạn làm những điều trên, điều quan trọng là hãy quyết định xem bạn có nên xuất hiện trong bữa tiệc hay không.

Thực sự, mạng xã hội không bắt ép ai, và cũng không giành cho tất cả mọi người. Biết đâu ngành kinh doanh của bạn lại có những khách hàng không thích bạn xuất hiện trên Facebook, hay nhìn thấy bạn trên Pinterest. Hoặc đơn giản hơn, bạn không có đủ nhân lực để liên tục cập nhật nội dung trên mạng xã hội hay trả lời những câu hỏi, những bình luận trên đó.

Điều quan trọng là bạn phải tư duy đúng đắn trước khi bước chân lên mạng xã hội. Trước khi bạn biết tông giọng của mình, hay vai trò của mạng xã hội trong chiến lược phát triển thương hiệu của bạn, bạn chẳng thể hy vọng vào một cuộc giao tiếp hiệu quả trên đó. Hãy lấy các nguyên tác cơ bản của thương hiệu của bạn trước khi tính tới việc lên mạng xã hội.

Trong trường hợp bạn quyết định là mình sẽ tham gia mạng xã hội, đừng trở thành kẻ đeo bám, như rất nhiều kênh trên mạng xã hội đang làm. Hãy đến nơi có những khách hàng tiềm năng, những nơi bạn có đủ năng lượng và nguồn lực để biến nó trở nên giá trị.

Cho dù bạn quyết định tham gia vào bữa tiệc nào, hãy làm nó với sự đạo đức, hứng thú và có phong cách. Nếu không, bạn sẽ có nguy cơ trở thành kẻ bại trận nhàm chán trong góc phòng, và chẳng ai thèm nói chuyện với bạn nữa.

Nguồn: cafebiz

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *