Digital marketing là sử dụng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và truyền thông. Việc lập một chiến lược Digital Marketing giúp mỗi công ty có một kế hoạch dài hạn nhằm phát triển marketing và truyền thông thông qua các phương tiện điện tử như: Website, Applications, email, social media…
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC DIGITAL MARKETING
Có bao giờ bạn được yêu cầu viết một bản kế hoạch phát triển trang Web, ứng dụng… do chính mình tạo ra chưa? Đây có thể là một yêu cầu khó nhằn với một số người.
Thật không may, đây lại là thứ mà các nhà quản lý ngày càng đòi hỏi ở các nhà thiết kế Website. Nên cứ yên tâm là dù sớm hay muộn bạn cũng phải xắn tay áo lên và hoạch định chiến lược cho sản phẩm của mình thôi.
Đừng lo lắng quá! Một bản chiến lược Digital Marketing không ghê gớm như các bạn tưởng tưởng đâu. Đơn giản nó chỉ là một bản hoạch định cho công ty hoặc khách hàng nhằm giải quyết các vấn đề từ mọi khía cạnh khác nhau của “truyền thông số” như Website, email, các mạng xã hội, Digital marketing…
Không cần phải đào bới quá sâu vào từng mảng, từng mảng nhỏ ở trên, nhưng bạn cần có một chiến lược phát triển tổng thể cho chúng.
Bây giờ, hãy cùng nhìn lại những gì chúng ta đang có: Kiến thức chuyên ngành bá đạo, tạo và hiểu các trang Web hơn cả bản thân mình. Nhưng làm thế nào để có thể tạo ra một bản chiến lược phát triển cho sản phẩm?
Hi vọng sau bài viết này, các bạn có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trên.
1. Một trải nghiệm tuyệt vời
Với bạn, “được” giao cho việc lập một bản hoạch định kinh doanh truyền thống hay chiến lược Digital Marketing là một điều gì đó thực sự kinh khủng?! Nhưng hãy bình tĩnh lại và suy nghĩ nào! Sếp bạn, hay khách hàng của bạn đang thực sự tin tưởng và muốn nghe ý kiến của bạn về việc phát triển digital marketing đường dài cho công ty đấy. Vậy thì không có lý do gì để sợ hãi, hãy tự hào rằng, mình là người được tạo được niềm tin ở họ. Hãy xem đây thực sự là một cơ hội tuyệt vời để bạn chứng tỏ khả năng của mình.
Rất nhiều công ty sở hữu trang web với công nghệ hiện đại, khả năng tương tác với người dùng cao, phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, họ lại chưa có một chiến lược cụ thể để tối ưu khả năng truyền thông từ website của mình.
Hoặc trong trường hợp, bạn đang xây dựng một website cho công ty, nhà quản lý đáng kính đột ngột yêu cầu bạn nên dừng lại và xây dựng thêm ứng dụng trên nền tảng di động !
Với chiến lược phát triển Digital marketing hợp lý, bạn có thể phân tích rõ cho sếp hiểu rằng cần thiết phải có hoạch định phát triển lâu dài, từ ngân sách, sự phối hợp, tương tác giữa các phương tiện truyền thông Digital đến quản lý nội dung…
Điều này vừa giúp bạn có thể “rảnh tay” làm tiếp công việc đang tập trung cũng như chứng tỏ cho sếp bự biết tầm nhìn của bản thân
2. Chiến lược Digital không phải là chiến lược kinh doanh truyền thống
Bạn có thể bị cám dỗ bởi những bản chiến lược kinh doanh dài bất tận, và xem đó như nguồn cảm hứng cho mình. Tuy nhiên, truyền thông Digital là lĩnh vực khác, với những đặc thù riêng, nên việc làm chiếc lược Digital Marketing cũng khác xa với chiến lược kinh doanh truyền thống.
Một bản chiến lược kinh doanh thường có 2 phần chính: Chiến lược phát triển dài hạn; nguồn ngân sách. Những bản chiến lược này đều lên kế hoạch phát triển kinh doanh cho công ty trong thời gian dài.
Với Digital marketing, mọi chuyện trở nên rắc rối hơn. Công nghệ thông tin phát triển quá nhanh, yêu cầu chiến lược Digital marketing phải thích ứng với điều kiện thực tế, nhất là thích ứng với công nghệ. Bên cạnh đó, việc hoạch định ngân sách chính xác cho Digital Marketing cũng khó khăn hơn vì công nghệ quanh ta đang thay đổi từng ngày.
Chiến lược Digital cần tập trung vào việc đưa ra các phương pháp phát triển đường dài cho Web, Apps… sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty cũng như phù hợp với sự thay đổi công nghệ ở từng thời điểm.
Tóm lại: một bản chiến lược Digital Marketing thường tập trung tới 3 phần: Con người, Chính sách phát triển và xác định mục tiêu hướng đến.
Về cơ bản, Mục đích lập chiến lược cho Digital marketing là để thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ số. Vì vậy, cần có một chính sách phát triển linh hoạt,. Điều này đòi hỏi những con người có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, đúng đắn và biết xác định mục đích của chiến lược là gì? Ví dụ chúng ta nên ưu tiên phát triển Web app hay Web Responsive sao cho phù hợp với đặc thù của từng công ty.
Con người
Là những người có thể quyết định phương án, yếu tố cần tập trung thực hiện trong dự án Digital. Điều quan trọng trong chiến lược là phân bổ nhân lực hợp lý. Ví dụ: Có bao nhiêu người thiết kế giao diện, bao nhiêu lập trình hệ thống, ai sẽ là người quyết định chiến lược SEO …
Ngoài ra, bạn còn phải tính toán đến việc thuê các nhà cung cấp dịch vụ khi công ty chưa có nguồn lực sẵn có, hoặc muốn có dịch vụ chuyên nghiệp hơn.
Chính sách phát triển
Chính sách phát triển Digital bao gồm:
- Các quy định cho nhân viên: Các điều khoản được quy định từ ban đầu sẽ giúp chúng ta dễ quản lý nhân lực hơn. Vì nhờ đó mà các nhân viên trong từng bộ phận sẽ làm việc theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc.
- Các quy định về phát triển nội dung: Tuỳ từng thời điểm mà chúng ta cho phép đăng tải/xoá bỏ những nội dung, những chức năng của website sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Khả năng tiếp cận: Cần có một bản đánh giá chi tiết về khả năng tiếp cận tới người dùng, tuỳ theo khách hàng tiềm năng, mục tiêu người dùng của mỗi công ty.
- Tiêu chuẩn phát triển (bao gồm cả tiêu chuẩn mã hoá): Hướng đến một tiêu chuẩn chung nhằm dễ dàng nâng cấp, sữa đổi các chức năng để phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Kiểm tra báo lỗi: Bao gồm việc kiểm tra web/ứng dụng…có hoạt động tốt trên nhiều thiết bị và trình duyệt hay không?
- Phong cách viết: Mỗi công ty đều có văn hoá riêng của họ, nên từ phong cách viết nội dung cũng phải theo chuẩn văn hoá và tính cách của thương hiệu. Vì dụ: Nội dung của một nhà cung cấp dịch vụ Website cần rõ rang, tập trung vào chuyên môn thay vì sến súa và lan man như những web Blog khác…
- Phong cách thiết kế: Tương tự với phong cách viết, phong cách thiết kế phụ thuộc vào tính chất nghành nghề, tính cách mà thương hiệu hương tới. Ví dụ khi thiết kế Website cho một hãng thời trang cho giới trẻ, cần thiết kế trẻ trung và năng động với gam màu nền tươi sáng…..
- Quản lý rủi ro: Cần lên kế hoạch khi web/app phát sinh lỗi chức năng, hoặc lỗi phát sinh từ server, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhanh chóng.
Và còn rất nhiều phần khác như: Quản lý chất lượng, quản lý event…
Xác định mục đích chiến lược
Ưu tiên hàng đầu của Digital Marketing là tập trung vào khách hàng tiềm năng để phát triển mục tiêu kinh doanh. Do đó, việc xác định mục đích chính ngay từ đầu sẽ dễ dàng giúp bạn đưa ra lộ trình ngắn hạn, dài hạn để hoàn thành nó.
Bằng cách lập ra những thứ hạng ưu tiên cần phải thực hiện trong Digital Marketing, bạn sẽ xác định được đâu là thứ bạn muốn làm và đâu là thứ bạn cần làm để không bị rối trong cả một chiến lược dài hơi với đủ thứ cần phải quản lý.
Từ các yêu tố trên cho phép chúng ta tạo ra một lộ trình sơ bộ để lập một chiến lược Digital Marketing.
Theo Tuhocmarketing