Taxi truyền thống & Grab + Uber: câu chuyện chiến lược kinh doanh và đổi mới sáng tạo

quảng cáo trên ô tô cá nhân

Khi Grab và Uber phát triển mạnh mẽ cả về số lượng xe và các hoạt động truyền thông, Taxi truyền thống cũng gặp không ít sóng gió. Nghe ghê gớm vậy nhưng thực chất là câu chuyện giảm doanh thu do bị phân chia thị phần là chính.

Vậy thực hư chuyện này ra sao, xin mời quý vị cùng nghe tôi “chém gió” trong bài viết này.

1. Địa bàn hoạt động

Grab và Uber hay gọi tắt là GU hoạt động tập trung ở khu vực thành thị tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Taxi truyền thống thì hoạt động ở khắp mọi nơi: Mai Linh 54/63 tỉnh thành trên toàn quốc, Vinasun thì ở hầu hết các tỉnh thành phía nam, các hãng khác tập trung ở các trung tâm thành phố, các tỉnh lẻ cũng có các hãng địa phương.

quảng cáo trên ô tô cá nhân

GrabCar đang hoạt động ngày một mạnh mẽ

Như vậy, nếu xét về địa bàn hoạt động thì taxi truyền thống chiếm ưu thế hơn rất nhiều. Mặc dù bị giảm doanh thu ở các tỉnh thành phố lớn nhưng miếng bánh ở các tỉnh và vùng lân cận thì vẫn còn nguyên.

2. Thói quen người dùng

Bởi vì đối tượng chính sử dụng taxi ở khu vực thành thị là giới văn phòng, công chức nên hầu hết sẽ biết tới công nghệ, tải app để sử dụng GU. Tôi đã phỏng vấn rất nhiều lái xe truyền thống với câu hỏi: “Anh có thấy mình bị ảnh hưởng nhiều bởi GU không?”. Câu trả lời hầu hết là: “Có, rất nặng nề”.

Nhưng thực tế hãy thử phân tích nhé:

– Người dùng sử dụng GU khi nào? “Ngoài giờ cao điểm/Khi có khuyến mãi”.

– Còn trong giờ cao điểm thì sao? “Không. Tôi gọi taxi truyền thống vì giá cước ổn định nếu không phải đi vào phố cấm”.

Bởi thực tế mặc dù GU có rất nhiều quỹ đầu tư bơm tiền để thoả sức khuyến mãi lấy khách hàng và phát triển user. Nhưng họ vẫn có doanh thu lớn. Doanh thu ở khi người dùng đã quen sử dụng, tới giờ cao điểm họ tăng giá cước. Tôi đã kiểm tra thử và có những lúc cao điểm buổi trưa giá cước x 2 (chính xác hay không thì cũng tương đối vì Uber đã bỏ cách thể hiện công thức tính cước như vậy để người dùng đỡ choáng), đi 4km mà cước lên tới 84.000 đồng (21.000 đ/km).

quảng cáo trên xe taxi

Taxi truyền thống thường xuyên xuất hiện tại khu vực bến xe

Nhưng thực tế vào giờ cao điểm thì taxi truyền thống cũng luôn có khách, rất khó tìm được xe trống.

– Đây có thực sự là một cuộc chiến?

– Không.

Đây là câu chuyện của “Innovation” và là một bước tiến về công nghệ trên thế giới.

Những nỗi lo về Taxi truyền thống trên bờ vực phá sản là có. Nhưng dựa theo thực tế thị trường và thói quen, hành vi người dùng thì taxi truyền thống vẫn còn nhiều cửa “sống khỏe”.

Còn nếu vẫn giữ nguyên cách thức kinh doanh đang có và chỉ chờ một thế lực siêu nhiên nào giải cứu mà không tìm ra đường hướng kinh doanh mới (phát triển, mở rộng thị trường tỉnh, cân bằng giá cước, dịch vụ chuyên nghiệp,…) thì khả năng bị đào thải rất cao. Đây quả thực là một bài toán lớn để ngành taxi truyền thống nước nhà cùng giải và đương nhiên, trong thách thức, khó khăn đôi khi lại là cơ hội để khẳng định bản lĩnh doanh nghiệp và thương hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *