Báo cáo của Nielsen cho thấy rằng ở Việt Nam 89% người trả lời khảo sát Việt Nam cho biết rằng đa số họ sẽ làm theo những khuyến nghị từ gia đình và bạn bè, tiếp theo là phương thức quảng cáo trên các web mang thương hiệu và quảng cáo trên truyền hình dễ làm cho người tiêu dùng có hành động, tương ứng với 89% và 82%.
Lại có những định dạng quảng cáo có mức độ tin tưởng thấp nhưng lại có hiệu quả rất cao trong việc thúc đẩy người tiêu dùng đến các điểm mua hàng. Điều này đặc biệt đúng đối với các định dạng quảng cáo trực tuyến và quảng cáo trên các phương tiện di động.
Chỉ số hành động vượt quá chỉ số niềm tin hơn hai con số cho hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội (48% người tin; 72% người sẽ có hành động), quảng cáo gắn với các công cụ tìm kiếm (55% người tin; 79% người có hành động), banner quảng cáo trực tuyến (45% người tin, 64% người có hành động), quảng cáo trên các thiết bị di động (37% người tin; 58% người có hành động) và quảng cáo video trực tuyến (52% người tin; 70% người có hành động).
Trong các định dạng quảng cáo trực tuyến trả tiền, người tiêu dùng Việt Nam có niềm tin nhiều nhất vào các quảng cáo gắn với công cụ tìm kiếm với 55%.
Độ tin cậy vào quảng cáo video trực tuyến, quảng cáo trên các mạng xã hội và quảng cáo banner trực tuyến theo sát ở 52%, 48% và 45% tương ứng
Với các quốc gia Đông Nam Á khác, có tới 88% người tiêu dùng có niềm tin lớn nhất vào các khuyến nghị từ gia đình và bạn bè (phương thức quảng cáo truyền miệng), người tiêu dùng Philippines dẫn đầu với 91% (tăng 1 điểm so với 2013).
Tương tự như vậy, 89% người Indonesia (tăng bốn điểm) tin vào các lời khuyến nghị từ những người thân quen mà họ biết, tiếp theo là Malaysia (86%, tăng 1 điểm), sau đó đến Singapore ở mức 83% (giảm hai điểm) và Thái Lan ở mức 82% (tăng ba điểm).
Theo Bizlive