Bạn biết gì về hoạt động Nhượng quyền thương mại?

nhượng quyền thương mại

Hiện nay khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn chưa bao phủ được hết tất cả các khía cạnh của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Tính đến ngày 15/7/2015, đã có 137 hệ thống nhượng quyền thương mại của nước ngoài tại Việt Nam với doanh thu hàng triệu USD mỗi năm trong đó không thể không kể đến KFC, BBQ, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Pizza Inn… Nhiều DN Việt cũng đã thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại như: Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, giày dép T&T, Thegioididong…

Sơ khai…

Ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho rằng, nhìn chung những quy định pháp luật quản lý hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM) ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ theo chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, một số quy định đã được ban hành cách đây khoảng 10 năm nên quá trình thực thi cho thấy không còn phù hợp nữa.

Thực tế hiện nay, hoạt động NQTM được quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Luật Thương mại năm 2005 quy định về NQTM trong 8 điều khoản, từ Điều 284 đến Điều 29, về cơ bản, đã phù hợp với thông lệ của các nước. Tuy nhiên, nhìn chung, các quy định này chưa cụ thể, chưa thể hiện rõ bản chất của “franchising” và hợp đồng NQTM, chỉ thể hiện một cách không rõ nét về mối quan hệ giữa “franchising” và quyền sở hữu trí tuệ.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động NQTM (có hiệu lực ngày 26/04/2006). Tuy nhiên Nghị định này cũng không làm rõ hơn các vấn đề cần phải làm rõ về bản chất hợp đồng NQTM, mối quan hệ giữa “franchising” và cạnh tranh.

nhượng quyền

Rủi ro khi có tranh chấp

Theo Tiến sỹ luật Trần Thị Thu Phương, khoa Kinh tế – Luật trường Đại học Thương mại, một loạt các văn bản pháp quy ra đời từ năm 2014 như luật đầu tư và Luật DN… đã khiến những quy định về nhượng quyền thương mại tại Luật Thương mại năm 2004 không còn phù hợp nữa.

Chẳng hạn, trong khi thương nhân nước ngoài phải đăng ký về điều kiện hoạt động cũng như hàng hóa thực hiện nhượng quyền tại Việt Nam thì ngược lại chưa có quy định nào bắt buộc thương nhân trong nước phải thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

“DN hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại có thể tạo ra doanh thu hàng triệu USD mỗi năm và xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai”.

Bên cạnh đó, nếu có tranh chấp xảy ra, thì mức xử phạt quy định trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính năm 2013 cũng rất khiêm tốn, từ 1-5 triệu, điều này sẽ càng gây khó khăn cho việc quản lý được hoạt động này.

Tiến sỹ Phạm Nguyên Minh – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng: nhiều thách thức đang đặt ra đối với các DN trong nước như: hoạt động còn nhỏ lẻ, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, nhiều DN còn gặp lúng túng khi xây dựng chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại… Nếu lựa chọn đối tác không chính xác thì khả năng thất bại rất lớn, còn đối tác nhận nhượng quyền không làm tốt cũng làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của DN nhượng quyền.

“Việc hoàn thiện luật cũng như tạo hành lang pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam phải phù hợp với luật cạnh tranh cũng như quy mô của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tại Việt Nam,” ông Võ Văn Quyền nhấn mạnh.

Nguồn: cafebiz

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *