Google tự đào tạo sếp giỏi cho nhân viên của mình

quảng cáo adwords

Google hiểu rõ, nhân viên không rời công ty mà rời sếp của mình. Trong khi phần lớn các công ty khác chỉ biết hy vọng và chờ đợi một lãnh đạo phù hợp xuất hiện, Google tự đào tạo lãnh đạo lý tưởng cho từng nhân viên.

Năm nay, Google tiếp tục đứng đầu danh sách “100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất” do Fortune bình chọn. Đây là năm thứ hai liên tiếp và là lần thứ 6 Google chiến thắng. Đa số cho rằng Google đạt thành tích này nhờ chính sách lương và phúc lợi tốt, phòng làm việc được thiết kế vô cùng thú vị. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Google hiểu rõ, nhân viên không rời công ty mà rời sếp của mình.

Trong khi phần lớn các công ty khác chỉ biết hy vọng và chờ đợi một lãnh đạo phù hợp xuất hiện, Google tự đào tạo lãnh đạo lý tưởng cho từng nhân viên.

Trước tiên, đội ngũ nhân sự nghiên cứu những phẩm chất tạo nên một lãnh đạo tuyệt vời ở Google. Những người này không chỉ có năng lực giỏi mà còn nhận được nhiều đánh giá tích cực về cách lãnh đạo từ nhân viên. Họ là mẫu ông chủ mà mọi nhân viên đều muốn làm việc cùng.

Tiếp theo, thương hiệu Google sẽ xem xét hành vi của họ để đảm bảo họ đã tiến bộ và trở thành hình mẫu sếp mà nhân viên Google mong muốn.

Google đào tạo nên các lãnh đạo tuyệt vời. Laszlo Bock, Phó chủ tịch phụ trách nhân sự của Google phát biểu: “Những lãnh đạo giỏi nhất của chúng tôi có đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, gắn bó với công ty lâu hơn và cũng hạnh phúc hơn – họ làm mọi thứ tốt hơn”.

Sếp giỏi sẽ giúp nhân viên làm việc tiến bộ.

Họ thấy nhiều khả năng tiềm ẩn của nhân viên hơn chính người đó và giúp anh ta học cách nhận ra chúng. Họ có hoài bão lớn và sẽ chỉ cho chúng ta thấy những điều tuyệt vời mình có thể làm được.

Khi tiến sỹ Travis Bradberry, đồng tác giả cuốn sách “Emotional Intelligence 2.0”, đề nghị miêu tả vị sếp tệ nhất và tốt nhất mọi người từng làm việc, họ bỏ qua những đặc điểm bẩm sinh như trí thông minh, tính hướng ngoại, vẻ hấp dẫn, và chú trọng những phẩm chất mà con người kiểm soát được như nhiệt huyết, sự sáng suốt và tính trung thực.

Chương trình của thương hiệu Google không phải là cách duy nhất để bạn trở thành người sếp được mọi nhân viên yêu quý. Bất cứ ai cũng có thể học những phẩm chất của một lãnh đạo giỏi để nắm được nhiều kỹ năng quý giá và truyền cảm hứng cho người khác.

Những lãnh đạo tuyệt vời trước tiên phải có nhiệt huyết.

Không gì khiến nhân viên nản chí hơn là sếp luôn chán chường với công việc và cuộc sống. Nếu đến sếp còn không quan tâm thì làm sao nhân viên có động lực làm việc? Một lãnh đạo giỏi phải nhiệt tình với công việc. Điều này sẽ thôi thúc những người khác cùng nỗ lực hơn.

Có những lãnh đạo sẵn sàng đổ tội cho nhân viên vì lợi ích cá nhân mà chẳng cần nghĩ ngợi. Tuy nhiên, một lãnh đạo tốt sẽ giúp nhân viên tránh khỏi rắc rối. Họ chỉ dẫn và giúp nhân viên loại bỏ vật cản, dù các vật cản này do chính nhân viên đó tạo nên. Đôi khi, họ còn xử lý mớ hỗn độn do các nhân viên vô ý gây ra. Còn nếu không thể ngăn rắc rối phát sinh, họ sẽ đứng lên phía trước và gánh lấy trách nhiệm.

Một lãnh đạo lý tưởng có tầm nhìn chiến lược chứ không đưa ra những quyết định chung chung hời hợt

Họ không dẫn dắt mọi nhân viên theo một khuôn mẫu giống nhau, vì mỗi cá nhân có một vai trò và năng lực riêng. Người lãnh đạo cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của từng người và dẫn dắt họ một cách sáng suốt.

Các lãnh đạo giỏi luôn là chính mình. Họ không cần nói dối để che đậy lỗi sai và cũng không hứa suông. Nhân viên không cần tốn công nghĩ xem động cơ của sếp là gì hay sếp sẽ làm gì tiếp theo. Họ cũng không giấu giếm những thứ mình biết chỉ để gia tăng quyền lực mà hào phóng chia sẻ thông tin và kiến thức.

Một vị sếp tốt giống như bến cảng trong cơn bão. Họ không bị lay động dù mọi thứ đang rối tung rối mù. Dưới sức ép cực lớn, họ vẫn hành động bình tĩnh và sáng suốt.

Các lãnh đạo giỏi không ngại thể hiện cho mọi người thấy mình cũng chỉ là con người. Họ ấm áp và dễ gần. Họ biết con người ai cũng có cảm xúc và không ngại thể hiện cảm xúc của mình. Họ kết nối với nhân viên trước hết là trong tư cách một người bình thường, sau đó mới đến ông chủ. Mặt khác, họ cũng biết cách kiềm chế cảm xúc khi cần.

Công việc của họ thực sự là nỗ lực của cả nhóm. Các nhân viên luôn cảm thấy mãn nguyện và thành công khi hoàn thành mục tiêu chung. Lãnh đạo giỏi không tự cho mình đứng trên tất cả. Vì vậy, họ thoải mái chia sẻ những sai lầm của bản thân để mọi người cùng nhau rút kinh nghiệm. Sự khiêm tốn của họ khiến ai cũng muốn học theo.

Kết luận

Với nhiều lãnh đạo tài năng ở Google hay các công ty khác, mọi chuyện trở nên tốt đẹp khi họ ngừng nghĩ xem nhân viên có thể làm gì cho mình mà ngược lại, nghĩ xem mình làm được gì để giúp nhân viên thành đạt.

Biết cách truyền cảm hứng, loại bỏ chướng ngại vật, chỉ dẫn và bảo vệ nhân viên, thể hiện cảm xúc “con người” trước nhân viên là những phẩm chất giúp bạn trở thành một lãnh đạo lý tưởng.

Thu Thảo/Theo Trí Thức Trẻ/LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *