Thành lập năm 1964, thương hiệu Nike – nhà cung cấp các sản phẩm thể thao hàng đầu thế giới, tưởng chừng nổi tiếng tới mức cũ kỹ. Nhưng có khi nào, đi qua những cửa hàng thể thao, nhìn thấy dấu ngoặc phẩy huyền thoại của Nike, bạn tự hỏi: “Làm thế nào mà họ đã đưa những đôi giày này đi tới hàng triệu quốc gia như vậy?”. Hãy cùng tìm hiểu hành trình vươn tới ngôi vị đỉnh cao của Nike.
Mục lục bài viết
Đặt quyền lợi khách hàng lên số 1
Thu thập hàng triệu ý kiến của khách hàng trên khắp thế giới, Nike đưa ra những sản phẩm tốt nhất hàng năm. Sản phẩm của Nike phải đáp ứng tính thời trang và nhu cầu nâng cao sức khỏe ngày một đa dạng của khách hàng.
Slogan “Cứ làm đi” của Nike lan tỏa khắp thế giới
Nike quan niệm những đôi giày của họ không phải tự nhiên được sản xuất, sản phẩm ra đời bởi khách hàng cần nó. Thậm chí, cần phải đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng còn chưa nghĩ tới.
Không những sản xuất ra những sản phẩm ưu việt, Nike tạo ra những chiến dịch mà khách hàng chính là người tuyên truyền. Vận động đẩy lùi bệnh tim mạch cho nhân viên văn phòng, Nike đưa ra một chiến dịch đem lại lợi ích cho chính khách hàng. Đồng thời tạo được hình ảnh công ty sản xuất phụ kiện cần thiết để nâng cao sức khỏe cho mọi người. Chiến dịch này đem thương hiệu Nike gần với công chúng hơn bất kỳ quảng cáo nào.
Thông điệp mạnh mẽ của Nike và cú bật của ngôi sao Michael Jordan
Là một nhà cung cấp các sản phẩm thể thao, thương hiệu của Nike đi cùng với những ngôi sao thể thao danh tiếng. Khác với hình tượng vận động viên của Adidas, những ngôi sao gắn liền với thương Nike đều mang tính táo bạo tới khiêu khích. Ngôi sao NBA Michael Jordan là lựa chọn đúng đắn của Nike.
Từ tượng đài Michale Jordan, Nike tung ra loại giày bóng rổ Air Jordan. Còn gì tuyệt hơn khi fan của huyền thoại này có thể đi đôi giày của thần tượng? Vì thế ngay năm đầu tiên, Nike thu về doanh số 100 triệu USD.
Khi Jordan mang đôi giày này để thi đấu, Hiệp hội bóng rổ Mỹ đã cấm anh ra sân vì mang giày trái quy định. Nike tận dụng ngay cơ hội có 1-0-2 này. Hàng loạt tít báo ra đời với thông điệp: “Air Jordan bị phản đối vì mẫu mã mang tính cách mạng”. Phản đối lệnh cấm phi lý này đã được đẩy lên một tầm cao mới, trở thành chiến dịch truyền thông được lan truyền mạnh nhất.
Truyền thông là không đủ, Nike xây sân chơi kết nối
Khi những poster với hình ảnh Michael Jordan tung mình lên cao và câu nói: “Ai nói con người không thể bay?” đang lan tràn trên đường phố. Nike chưa ngừng tham vọng của mình. Năm 1992, Nike thành lập Nike Town trên đại lộ North Michigan. Xây dựng trên khu đất khoảng 70.000 feet vuông, năm 1966, Nike Town trở thành địa điểm du lịch thu hút nhất Chicago.
Tái hiện lại hình ảnh Michael Jordan tung người lên không trung
Bằng hình ảnh Michael Jordan đang bay trên không trung, Nike Town truyền tải thông điệp “Cứ làm đi”, “Ngạo nghễ nhìn đời” tới khách hàng của mình theo phong cách rất oai hùng. Từ một thương hiệu bán sản phẩm thể thao, Nike Town trở thành một nơi kết nối với khách hàng, một biểu tượng văn hóa.
Bài học cho những công ty muốn đưa thương hiệu của mình đi khắp nơi trên toàn thế giới. Đó là bạn phải có thông điệp và hãy truyền nó đi thật mạnh mẽ.
Theo Subiz