Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhiều nhà tiếp thị kinh doanh cho rằng, sản phẩm dịch vụ của mình cứ có giá rẻ, giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh là sẽ thu hút được nhiều khách hàng, vậy điều này có luôn đúng hay không?
Rõ ràng, khách hàng nào cũng mong muốn mua được sản phẩm dịch vụ chất lượng mà có giá rẻ, không muốn bị mua đắt, nhưng nếu doanh nghiệp của bạn chỉ dựa vào giá để cạnh tranh thì đây thực sự không phải là một chiến lược lâu dài và có thể phát triển bền vững.
Dưới đây là 4 lý do chúng tôi cho bạn biết vì sao, ngay cả khi bạn bán giá thấp nhưng vẫn thất bại:
Mục lục bài viết
1. Sớm muộn cũng thua lỗ
Giá thấp, giá rẻ là lợi thế lớn nhất mà một đợt bán hàng giảm giá sẽ taọ ra là yếu tố ngạc nhiên, nhưng sự ngạc nhiên ấy sẽ ở lại bao lâu với từng khách hàng? Khi giảm giá trở thành một chiêu thu hút khách hàng thường xuyên thì tất nhiên nó sẽ trở thành bình thường và sẽ mất dần tác dụng. Trong khi đó, chi phí bán hàng sẽ ngày càng đội lên và “ăn” vào lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí là thua lỗ nếu tiếp diễn trong thời gian dài.
Kinh doanh
2. “Tiền nào của nấy”
Các thượng đế của bạn vẫn thường rỉ tai nhau rằng: “tiền nào của nấy”. Khách hàng thường xuyên có khuynh hướng suy luận rằng giá thấp sẽ đồng nghĩa với chất lượng kém hoặc giá trị thấp. Họ cho rằng việc bạn thường xuyên giảm giá chứng tỏ sản phẩm của bạn không bán được, ế ẩm, hàng hóa có vấn đề hoặc những lý do đại loại như thế. Những nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng rất nhạy cảm với giá cả. Vì vậy, một chương trình tiếp thị có tác dụng tốt phải tạo ra nhiều niềm vui đủ lớn cho khách hàng (tức là đem đến cho khách hàng thực sự nhiều giá trị thật sự khác) để khiến họ quên đi giá cả. Giá thấp giúp khách hàng bớt đi ác cảm về giá cả, nhưng như đã nói ở trên, nó sẽ không còn tác dụng khi được sử dụng thường xuyên.
3. Giá ảnh hưởng tới lòng trung thành của khách hàng
Giá quá thấp so với đối thủ hoặc thường xuyên có giá thấp sẽ tác động đến niềm tự hào của khách hàng. Người tiêu dùng sẽ khó có thể cảm nhận được mình là khách hàng hàng của doanh nghiệp khi nhận ra rằng mức giá thấp đang được áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng mình, đang được áp dụng cho tất cả mọi người chứ không riêng mình. Khi khách hàng cũ chỉ trả ít tiền hơn để mua một sản phẩm, còn khách hàng mới thì chỉ mua sản phẩm đó vì nó có ía rẻ thì doanh nghiệp chẳng có lợi lộc gì về mặt quy tụ khách hàng. Giá cả thuộc phạm trù những con số và các phép tính. Do đó, các chuyên gia tiếp thị cần có những đánh giá tích chuẩn xác về con số giá cả sẽ đưa ra.
4. Đừng chỉ tập trung vào giá
Một trong những cách để đánh giá mức độ tín nhiệm của người khác là xem xét mức độ hành xử nhất quá của người ấy. Khi quảng cáo tập trung vào giá, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ trở nên yếu đi. Khách hàng sẽ đánh đồng nhãn hiệu của doanh nghiệp với một nhãn hiệu cấp thấp vốn thường xuyên phải bán hàng giảm giá. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp của bạn cho thấy bạn đang không còn tự tin vào sức thu hút cả chính mình mà cần phải cầu cứu nhờ giảm giá mạnh. Các chính sách về giảm giá chỉ thực sự cần thiết hoặc đó là kênh chiến lược mà bạn lựa chọn ngay từ đầu.
Unique sưu tầm