Alphabet: Mỗi chữ cái là một thế giới công nghệ

Chữ cái Alphabet trong công nghệ

Google đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới công nghệ với lần tái cơ cấu toàn diện, đưa Google trở thành công ty con của Alphabet. Người ta tự hỏi tại sao lại có sự thay đổi này và đằng sau tên gọi Alphabet bao hàm ý nghĩa gì trên từng chữ cái

A – Công ty mẹ Alphabet

Với sự tái cơ cấu lần này của Google những dự án kinh doanh không cốt lõi sẽ do công ty mẹ Alphabet phụ trách, từ đó việc tách bạch sẽ đem đến nhiều cơ hơn, CEO có thể xây dựng nhanh hơn và giữ chân nhân tài tốt hơn.

Mảng hoạt động vẫn thuộc sự kiểm soát của Google gồm: Tìm kiếm; Quảng cáo; Bản đồ; Ứng dụng; YouTube và Android.

Mảng hoạt động được tách ra khỏi Google và chia sẻ cho các công ty con khác thuộc Alphabet gồm: Calico (nghiên cứu sinh học giúp tăng cường tuổi thọ); Nest (Nest Thermostat và các sản phẩm nhà thông minh khác); Fiber (dịch vụ internet tốc độ cao); Ventures & Capital (tài chính và đầu tư ban đầu) và X lab (máy bay không người lái và xe tự hành).

B – Boston Dynamics

1

Boston Dynamics là bộ phân xây dựng và phát triển công nghệ robot tiên tiến có thể chạy nhảy và trông giống như con người. Google đã mua lại Boston Dynamics vào năm ngoái.

Calico là dự án kéo dài tuổi thọ của con người bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nơi Google đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la để chống thoái hóa thần kinh và ung thư. Nghiên cứu để tạo ra một loại thuốc được gọi là P7C3 có thể điều trị cho bệnh Alzheime.

DeepMind là dư án khởi động trí tuệ nhân tạo, Google đã mua lại năm ngoái để tái khởi động các nỗ lực AI. Rất ít chi tiết cụ thể được công bố về DeepMind, nhưng với dự án trên có thể giúp Google tự động thiết lập hình ảnh trên những chiếc xe tự lái tự động để cải thiệt cho trợ lý ảo Google Now.

E – Google Earth

2

Google Earth cho phép bạn khám phá thế giới với những hình ảnh từ vệ tinh. Google cũng đã bắt đầu để thêm hình ảnh không gian bên ngoài và chiều sâu của đại dương.

F – Google Fiber

3

Google Fiber là dịch vụ truyền dẫn siêu tốc, cung cấp internet với tốc độ lên đến 1-gigabit và truyền hình cáp cho các hộ gia đình thông qua đường dẫn cáp quang. Hiện nay Google Fiber chỉ có ở một vài thành phố, đồng thời tốc độ cũng nhanh hơn khoảng 100X những đường truyền mà một số người không may mắn nhất tại Mỹ đang sử dụng.

G – Google Glass

4

Chắc hẳn mọi người đều biết đến chiếc kính thông minh Google Glass đã được Google công bố cách đây không lâu. Được biết hiện tại công ty đang xây dựng một phiên bản dành cho doanh nghiệp, có thể cho phép hướng dẫn những người lao động mà không cần rời mắt khỏi công việc của họ.

H – Hangouts

5

Hangouts là nền tảng video chat nhóm của Google, có thể tự động nhận biết ai đang nói chuyện và làm nổi bật (spotlight), đồng thời cũng được tích hợp những hiệu ứng camera vui vẻ.

I – Google Ideas

6

Google Ideas là dự án xây dựng công cụ để chống lại những cuộc tấn công trực tuyến (online oppression). Một trong số đó là Digital Attack Map, có thể theo dõi và hiển thị hoá các nguồn tấn công DDOS.

J – Jump VR

7

Jump của Google là đối tác với GoPro, nhằm xây dựng một máy ảnh thực tế ảo sử dụng 16 máy GoPro Heros đặt trong một vòng tròn gắn kết nhằm nắm bắt thực tế cuộc sống ở mọi hướng và sau đó ghép nó vào VR.

K – Knowledge Graph

Knowledge Graph là cơ sở dữ liệu thông tin tìm kiếm ngữ nghĩa giúp Google cung cấp cho người sử dụng những câu trả lời từ các câu hỏi thực tế, không phải là đưa ra các đường link để lựa chọn. Knowledge Graph được hỗ trợ bởi hàng chục tỷ dữ liệu.

L – Life Sciences

8

Life Sciences là bộ phận giúp cải thiện sức khoẻ của con người với các sản phẩm như kính mắt giúp giám sát bệnh tiểu đường (Diabetes-monitoring contact lens). Nhóm nghiên cứu cũng phát triển chiếc thìa tự ổn định (self-stabilizing spoon) dành cho những bận nhân mắc chứng run. Những nghiên cứu nền tảng khác cho việc cải thiện sức khoẻ con người cũng bao gồm da tổng hợp (synthetic skin), hạt nano (nanoparticle) phát hiện căn bệnh.

M – Makani

9

Makani là công ty Google mua lại để tạo ra chiếc diều năng lượng có thể thu hoạch năng lượng gió, hiệu quả hơn so với tuabin trên mặt đất. Chiếc diều được thiết kế để làm quay vòng tròn khổng lồ trong không khí và tạo ra năng lượng.

N – Nest

10

Nest là bộ phận kết nối trung tâm thông minh trong nhà, được Google mua lại vào năm 2014. Hiện tại Nest đã có các sản phẩm như máy điều nhiệt, báo khói, camera an ninh và Google sẽ hướng đến việc kết nối mọi thiết bị với Internet.

O – “Ok Google”

11

“Ok Google” là cách bạn ra lệnh bằng giọng nói cho các thiết bị di động và Chorme Apps. Công nghệ nhận dạng giọng nói sẽ giải mã những gì bạn nói và có thể biến nó thành các lệnh như “Ok Google, give me directions to Dolores Park.”

P – Project Loon

Project Loon là sản phẩm của Google giúp truyền tải Internet thông qua những quả khinh khí cầu để kết nối tới người ở vùng sâu vùng xa. Google có kế hoạch cho một cuộc thử nghiệm lớn sẽ đem Internet đến toàn bộ khu vưc Sri Lanka.

Q – QUIC Protocol

QUIC, là cụm từ viết tắt cho Quick UDP Internet Connection, một giao thức được thiết kế tại Google để tăng tốc độ web, giảm bộ nhớ đệm khoảng 30% cho nội dung video và có thể làm cho các trang web tải nhanh hơn trên kết nối chậm.

R – reCaptcha​

reCAPTCHA là một công nghệ bảo mật được Google mua từ Đại học Carnegie Mellon. Bảo vệ việc đăng ký bằng cách buộc phải chứng minh là con người thông qua cách gõ văn bản lộn xộn, đồng thời giúp Google số hóa sách. Phiên bản mới có thể phát hiện nếu là một robot chỉ từ cái nhấp chuột duy nhất.

S – Skybox Imaging

Skybox là dư án khởi động vi vệ tinh, được Google mua lại năm ngoái với giá trị 500 triệu USD. Việc sử dụng những vệ tinh nhỏ sẽ rẻ hơn và thiết lập dễ dành hơn so với vệ tinh truyền thống từ đó cập nhật hình ảnh hành tình thường xuyên hơn.

T – Titan Aerospace

Titan Aerospace là dự án khởi động máy bay không người lái năng lượng mặt trời mà Google mua lại năm ngoái. Những chiếc máy bay có thể giúp Google cập nhật xem ảnh của bản đồ nhanh hơn, hoặc kết nối Internet xuống cho người dùng nằm ngoài tầm phủ sóng của các tháp di động.

U – Google URL Builder

12

​URL Builder là một phần của Google Analytics, một trong những cách trên để theo dõi lưu lượng truy cập trên các trang web. Google Analytics cho phép nhà sáng tạo làm việc như thế nào và xu hướng thay đổi như thế nào sẽ tốt hơn.

V – Autonomous Vehicles

13

Xe ôtô tự lái của Google hiện đang được thử nhiệm trên đường ở Mountain View và Austin. Autonomous Vehicles sử dụng máy thị giác (machine vision) để phản ứng lại một cách an toàn cho người đi bộ, tín hiệu, và các xe khác. Cuối cùng công nghệ này có thể làm giảm áp lực cho phép bạn ngủ, để thiết bị tự động làm việc.

W – Project Wing

Project Wing là dự án giao hàng thông qua máy bay không người lái của Google. Nguyên mẫu của đã có thể thả và cuộn lại các gói nhỏ, có thể trong một ngày nào đó sẽ giúp cung cấp mặt hàng thiết yếu như tới vùng sâu vùng xa.

X – Google \[x]

14

Trước Alphabet, Google đã tổ chức hàng loạt moonshots với Google\[x] lab. Được điều hành bởi người trong ảnh có tên: Astro Teller.

Y – YouTube

YouTube đã tạo ra bước nhảy vọt cho công nghệ thực tế ảo với khả năng xem video 360 độ. Với một Google Cardboard hoặc thiết bị thực tế ảo khác, người dùng YouTube có thể xem nội dung từ mọi góc độ.

Z – ZygoteBody

15

Google Body ban đầu được gọi là ZygoteBody, cung cấp các mô hình giải phẫu 3D của cơ thể con người. Người dùng có thể tách lớp da, cơ, mạch máu, xương để tìm hiểu về những gì bên trong chúng ta.

Minh Hải (Theo Báo Đầu Tư/Techcrunch)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *