Call To Action Trên Social Media: Khái Niệm, Cách Khai Thác

call to action

Call to Action là cách bạn hấp dẫn người dùng social media, thu hút sự chú ý của họ vào hành động kế tiếp mà bạn muốn họ làm thế.

Dưới đây là 7 bước tạo call to action khiến cộng đồng người dùng social của bạn làm theo những gì bạn mong và biến đổi chiến lược social media marketing để có được kết quả như mong muốn.

1 – Xác định điều bạn muốn khách hàng tiềm năng làm theoứcCall to action phải làm sao khuyến khích được người đọc tương tác với bạn ngay lập tức, thêm và thêm nữa

Bạn có thể chia nhỏ hoạt động thành từng bước nhỏ hơn trong đó. Tại mỗi bước, nguy cơ mất đi khách hàng tiềm năng đều có thể xảy ra do đó bạn phải thiết kế sao cho tạo được sự dễ dàng cho khách hàng của mình.

Đối tượng đọc được thông điệp của bạn sẽ sẵn lòng hợp tác nếu họ thấy được đúng offer họ muốn. Vậy làm thế nào để biết khách hàng tiềm năng họ muốn gì? Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và vị trí của khách hàng tiềm năng đang đứng ở đâu trong qui trình bán hàng (sales process) sẽ cho bạn biết điều này. Đó có thể là cho tải whitepaper, ebooks, coupon giảm giá hoặc tư vấn miễn phí…

2 – Tạo sự dẫn dụ khéo léo

Bạn sẽ cần trả lời được câu hỏi “Trong này có gì hay cho tôi?” vì đây cũng là điều mà khách hàng tiềm năng muốn biết.

Và khi bạn tạo ra yêu cầu thì nó phải có ý nghĩa với họ, nghĩa là không nên mời chào mua bán với họ nếu họ vẫn còn đang trong giai đoạn thu thập thông tin.

Bạn cũng cần đánh giá xem những trao đổi nào mà khách hàng tiềm năng sẵn lòng thực hiện.Từ góc nhìn của một người tham gia mạng xã hội, khi bước qua bước kế tiếp đồng nghĩa với họ phải cân nhắc liệu rằng những gì tôi sắp thực hiện có đáng với công sức và tiền bạc của tôi không. Tương tác trên social media có thể chia theo tỉ lệ sau 90%/9%/1%, nghĩa là có 90% là người xem, 9% chia sẻ và 1% tạo dựng nội dung.

social media, những người tham gia có xu hướng 90% xem, 9% chia sẻ và 1% tạo dựng nội dung.

Trên social media, những người tham gia có xu hướng 90% xem, 9% chia sẻ và 1% tạo dựng nội dung.

Ở bước này ta cũng bỏ qua quảng cáo. Những người hoạt động tích cực trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội thường tập trung vào giải trí và không có ý định mua bán gì trên đây.

Ngoại lệ, ta có blog, Tumblr và Pinterest. Những mạng xã hội này tăng sales theo cách tạo ra nội dung có giá trị, mang sức thuyết phục hơn thay vì chỉ quảng cáo.

Lấy ví dụ, dưới đây là hai mẫu ví dụ đơn giản về call-to-action. Trên blog của King Arthur’s Flour, họ đưa ra những công thức làm bánh cùng với hình ảnh giới thiệu bánh và lời chú giải cho sản phẩm, kèm đó là liên kết đến sản phẩm của họ.

call to action nằm trên đường gấp (above the fold).

Blog của King Arthur’s Flour có nhiều call to action nằm trên đường gấp (above the fold).

Ngược lại, Target sử dụng Tumblr để kể những chuyện hậu trường làng thời trang và cách họ làm nên những mẫu quần áo của họ với khách hàng. Hoàn toàn không có từ nào đại loại như “Mua, Mua, Mua” trong nội dung của họ. Họ dùng social media để chia sẻ và những chú thích để xây dựng tương tác và hứng thú nơi khách hàng trong giai đoạn trước mua hàng – pre-purchase.

Target Style cho Bộ sưu tập Mùa Xuân 2013.

Trang Tumblr của Target Style cho Bộ sưu tập Mùa Xuân 2013.

3 – Thôi thúc khách hàng tiềm năng hành động

Một điều cần nhớ rằng, bạn muốn người đọc hành động thì phải cho họ lí do để họ làm thế.

Để thực hiện việc này ta có thể thêm vào sự khẩn cấp trong CTA. Trên social, bạn không chỉ gặp phải sự cạnh tranh từ những nhà bán lẻ khác cho cùng mặt hàng đó hoặc trao đổi đó, nhưng còn có một thách thức lớn hơn cần vượt qua đó là sự im lặng của khách hàng.Marketing Experiments đã chứng minh được bạn càng gia tăng sự khẩn cấp thì càng nhận được nhiều hồi đáp từ phía người tiêu dùng.

Hãy mang đến cho họ những offer mà họ không thể từ chối. Những offer dạng chỉ-có-một là dạng dễ nhận được sự phản hồi hơn trong khi có dạng đòi hỏi đi kèm thêm thứ gì khác, như coupons chẳng hạn nếu muốn thôi thúc người dùng hành động nhiều hơn.

4 – Tối ưu hóa call to action

Tương tự như những khía cạnh khác của nội dung, vấn đề hình thức thể hiện cũng quan trọng trong việc lôi kéo người dùng.

  • Đặt các call to action theo thứ tự quan trọng. Do ta được phép đặt nhiều call to action trong page nên cần đảm bảo phân cấp thứ tự quan trọng của chúng sao cho được rõ ràng với người dùng. Mục nào càng quan trọng thì hiển thị cũng xuất hiện lớn hơn, ở vị trí đầu cùng hoặc nơi dễ thấy hơn.
  • Giữ call to action nằm trên đường gấp (above the fold). Đặt call to action ở nơi dễ thấy, và người dùng không phải cuộn xuống dưới trang mới thấy được call to action đó. Tương tự, khi đặt ở dưới thì người dùng không cần phải cuộn trang lên để xem lại thông tin ấy.
  • Tạo sự hiển thị nổi bật, trực quan cho call to action. Sử dụng màu sắc, typography (cách sắp xếp chữ), và từ ngữ để tạo điểm nhấn cho call to action.
  • Tăng chất cho offer. Làm người đọc cảm thấy cơ hội đến rất giới hạn và nhạy cảm với thời gian. Ví dụ như, “Chỉ còn lại 100 vé”.
  • Giảm bớt sự lựa chọn. Không đưa ra quá nhiều sự lựa chọn nếu không bạn sẽ đánh mất phản hồi từ người dùng vì họ cần có thời gian xem xét các lựa chọn ấy.
  • Hình thức giới thiệu phải phù hợp theo từng ngữ cảnh. Lời mời offer bạn đưa ra không được tùy nghi diễn đạt mà còn xem đó là nền tảng mạng xã hội nào, đối tượng ra sao, hành vi người tiêu dùng trên đó như thế nào… Hãy sử dụng đúng giọng điệu và ngôn ngữ để giới thiệu doanh nghiệp đến với mọi người.
  • Đặt call to action tại nhiều vị trí trên page. Hãy sử dụng phương pháp “Đừng để tôi phải suy nghĩ!”. Chỉ với một call to action sẽ không sinh ra kết quả tối ưu như mong muốn, thay vào đó ta có thể theo hướng tiếp cận đa call to action như đặt nút chia sẻ lên mạng xã hội ở đầu và cuối mỗi bài viết.

 

sử dụng call to action trong social media trên các kênh Twitter, Youtube, Google+ và Foursquare cũng như các sự kiện trực tiếp và blog của họ.

L.L.Bean Million Mometn Campaign sử dụng call to action trong social media trên các kênh Twitter, Youtube, Google+ và Foursquare cũng như các sự kiện trực tiếp và blog của họ.

5 – Đảm bảo được sự nhất quán trong landing page

Một trong những lí do chính khiến call to action không hiệu quả chính là không đảm bảo được sự nhất quán trong landing page. Ở mỗi bước tiếp theo trong qui trình bán hàng (buying process), bằng cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh tương tự, bạn phải làm sao cho người dùng thấy được sự liên tục. Đừng để người đọc cảm thấy họ đã vào nhầm chỗ và như thế họ rời khỏi trang là điều không thể tránh khỏi.

Cách sử dụng nhiều call to action ẩn ý trong công thức món Kinh Arthur’s Flour cho Morning Glory Muffins.

Các liên kết của King Arthur’s Flour sang Morning Glory Recipe có cùng hình thức thể hiện.

Các liên kết của King Arthur’s Flour sang Morning Glory Recipe có cùng hình thức thể hiện.

Nghiên cứu của Hubspot tìm thấy rằng nếu ta sử dụng càng nhiều landing page thì kết quả sinh lại càng nhiều. Điều này có ý nghĩa bởi nó cho phép ta xác định offer được chính xác và cụ thể hơn.

Hubspot thể hiện số landing page

Biểu đồ của Hubspot thể hiện số landing page càng nhiều thì càng có nhiều thông tin khách hàng.

6 – Kiểm tra để tối đa hóa kết quả

Mỗi một thành phần trong call to action đều có thể được kiểm tra. Khi thực hiện kiểm tra, nhớ rằng mỗi lần thay đổi chỉ được thay đổi một yếu tố nếu không bạn sẽ không biết được nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong kết quả. Một vài thành phần cần kiểm tra như:

  • Kích thước: Đánh giá kích thước của call to action so với các yếu tố khác có liên quan trong nội dung.
  • Hình ảnh: Thay đổi ảnh chụp và các hình ảnh khác có trong trang.
  • Màu sắc: Xem xét tổng quan về màu sắc. Thay đổi màu sắc của chữ và của nút (button), màu nền (background) và cách sử dụng màu trắng xung quanh call to action.
  • Vị trí: Đánh giá vị trí xuất hiện của các call to action trên trang.
  • Chữ: Kiểm tra chữ trong các nút (button) cũng như thông tin xung quang call to action đó.

7 – Đo lường kết quả

Bạn muốn theo dõi tác động của call to action trong social media với những mục tiêu ban đầu của mình nhưng làm thế nào để bạn đo lường kết quả? Dưới đây là một vài KPI chính:

  • Tỉ lệ hoàn thành là phần trăm số người điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu so với số người chỉ click vào biểu mẩu đó.
  • Click-through là số người có thực hiện hành động trên call to action.
  • Tỉ lệ click-through là phần trăm số người vào kiểm tra offer so với số người chỉ xem offer.
  • Impression là số người thấy được call to action đó.
  • Mức độ hoàn thành là số người điền thông tin vào biểu mẫu và xác nhận nó.

Call to action của bạn có hiệu quả hay không?

Call to action trong social media là thành phần tối căn bản của bất kì chiến dịch social media marketing nào. Chúng mang khách hàng tiềm năng, khách hàng và công chúng đến với những hành động cụ thể có thể đo lường được.

Khi một call to action hòa hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn, nó có thể giúp bạn theo dõi được kết quả bằng những số liệu đo đếm được, hỗ trợ cho những mục tiêu marketing chính của bạn.

 Nguồn: EVN

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *