Làm thế nào mọi người nghe danh bạn mà không cần phải làm ầm một cách khoa trương? Làm thế nào để mọi người nhìn thấy bạn mà không cần phải ồn ào huyên náo? Việc xây dựng thương hiệu phức tạp và khó hơn nhiều so với các hình thức quảng cáo chính thống.
Nói về xây dựng thương hiệu tức là nói về việc được công nhận và gây dựng lòng tin trong mắt người tiêu dùng. Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi là làm thế nào để làm được điều đó? Hãy cùng đọc tiếp bài viết này để tìm kiếm câu trả lời nhé.
Ngày nay, sự tồn tại của một doanh nghiệp non trẻ phụ thuộc vào việc bạn xây dựng thương hiệu như thế nào.
Nếu bạn đã từng tặc lưỡi suy nghĩ rằng, “Ít nhất thì cái tên của mình cũng xuất hiện ở đâu đó” khi bạn bỏ tiền quảng cáo mà chẳng cân đo đong đếm được lợi ích thu về, thì thực ra bạn không phải là người duy nhất như vậy.
Quảng cáo là một biện pháp hữu dụng, tuy nhiên nếu như bạn không thể biết được nguồn doanh thu sắp tới xuất phát từ những quảng cáo nào, thì bạn chỉ đang lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc mà thôi. Bài viết này sẽ đề cập đến các phương pháp marketing không quá tốn tiền giúp kích thích sự tăng trưởng của startup của bạn mà không bị hao hụt ngân sách một cách không đáng có.
Mục lục bài viết
P-PRESS RELEASES (THÔNG CÁO BÁO CHÍ)
Những thông cáo báo chí bắt mắt và chứa nhiều thông tin sẽ vừa giúp cho các kênh truyền hình, báo chí, tạp chí có được các thông tin lấp chỗ trống miễn phí, mà đồng thời lại cũng là một cơ hội để bạn kể một câu chuyện đáng tin cậy về công ty của mình.
Đầu tiên, hãy tìm một điều gì đó đáng để đưa lên mặt báo về doanh nghiệp của bạn và bạn. Bạn có bất cứ thông tin nào nóng hổi, ấn tượng, thu hút sự quan tâm của độc giả, hay có thể cung cấp một lợi ích đáng giá nào đó ngay cả với một người bình thường hay không? Hãy vẽ ra một câu chuyện về doanh nghiệp của bạn theo một trong các cách đó. Ví dụ như bạn vừa tạo ra được sáu công việc mới ở quê nhà hay thậm chí là ở thành phố to hiện đại mà bạn đang sống; bạn sắp mở bán khu căn hộ; hay công ty của bạn sắp cho ra đời một giải pháp có thể tiết kiệm thời gian hay tiền bạc của mọi người.
Đừng bao giờ giả định rằng tất cả mọi người đều biết rằng thương hiệu nào đang dẫn đầu thị trường, đó chính là bước đầu tiên khiến bạn thất bại.
Tiếp theo, hãy xác định xem phương tiện truyền thông nào sẽ có lợi cho bạn. Nếu như độc giả của một tờ báo địa phương chủ yếu là những nhà đầu tư có thu nhập cao, thì họ sẽ chẳng thèm quan tâm đến chuyện tiết kiệm cho khách hàng của mình một khoản tiền nho nhỏ mỗi năm bằng việc mua sản phẩm của bạn đâu. Tuy nhiên, nếu cùng một thông cáo báo chí đó nhưng phát hành trên một ấn phẩm của trường đại học thì rất có thể sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Các phương tiện truyền thông mà bạn chọn phải truyền đạt được tới các độc giả, khán giả về mục tiêu của bạn.
Phần đầu thư phải trông thật hấp dẫn. Lề trên, hoặc banner phải chứa tên, địa chỉ, và số điện thoại của công ty, thông tin liên lạc của một người có khả năng trả lời các câu hỏi thắc mắc về công ty, và ngày đăng bài.
Các công ty xây dựng nên thương hiệu nhưng chính khách hàng mới là người duy trì nó.
O-ONLINE FORUMS – DIỄN ĐÀN ONLINE
Hãy chịu khó lục lọi các diễn đàn trực tuyến nơi khách hàng tiềm năng của bạn lên tán dóc hàng ngày. Nếu bạn bán giày thể thao, hãy đưa lên các tin bài cập nhật về doanh số bán hàng, hàng mới nhập và thông tin có giáo dục, như cách chọn giày phù hợp với quần áo chẳng hạn. Trong trường hợp này, hãy chú trọng tới những trang mạng xã hội của các đội thể thao (thuộc trường THPT, ĐH hay tự phát), bởi nơi đây tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất của bạn. Tuy nhiên, hãy chỉ viết những thông tin này thi thoảng thôi chứ đừng lặp đi lặp lại chúng mỗi ngày. Hãy xen kẽ những tin nhắn bán hàng bằng những bài viết cung cấp những thông tin hữu ích và có phần hài hước để mọi người không cảm thấy nhàm chán và khó chịu vì bị làm phiền. Nếu như bạn cung cấp các mặt hàng giá trị và đáng tin, bạn sẽ dần chiếm được lòng tin của khách hàng
Một thương hiệu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn thu hẹp trọng tâm của nó.
P-PARTNERSHIPS – SỰ HỢP TÁC
Các công ty không cùng ngành nhưng lại có thị trường mục tiêu tương tự công ty bạn, rất có thể sẽ tìm về nguồn khách hàng tốt nhất dành cho bạn. Đó chính là lý do tại sao những người môi giới bất động sản và những người cho vay thường xuyên làm việc cùng nhau. Các cửa hàng bán giày thể thao có thể hợp tác với các cửa hàng bán đồ thể thao khác để chia sẻ chi phí quảng cáo và đồng thời chia sẻ nguồn khách hàng. Các cửa hàng đồ trang sức, áo cưới, và những công ty tổ chức đám cưới sẽ tạo ra hiệu suất làm việc và lợi nhuận tốt hơn khi kết hợp với nhau. Vậy những doanh nghiệp nào sẽ bổ sung cho doanh nghiệp bạn?
Hãy cân nhắc một cách chính xác xem bạn có thể mang lại gì cho đối phương, và bạn muốn nhận lại được gì. Lời chào hàng phải càng cụ thể càng tốt. “Tôi muốn in 90 bản cuốn sách hướng dẫn dài 30 trang cho các đội thể thao của trường trung học này. Trong đó bao gồm các bài viết về các kiểu dáng giày thể thao, những lời khuyên để lựa chọn những thương hiệu tốt nhất, và một tấm lịch thi đấu cricket của họ trong năm nay để họ có thể giữ nó một cách tiện lợi. Nếu bạn trả một nửa trong tổng số 1 triệu tiền chi phí in ấn, thì bạn có thể viết tối đa 15 trang thông tin về những đồ dùng thể thao mà các cầu thủ có thể mua ở chỗ bạn để giúp họ có được một mùa giải tuyệt vời. “
Hãy suy nghĩ một cách đơn giản: những gì thương hiệu tạo nên, thì thương hiệu con đều có thể phá hủy.
N-NICHE – THỊ TRƯỜNG NGÁCH
Việc tài trợ cho một nhóm những người đặc biệt quan tâm tới sản phẩm của bạn có thể sẽ đặc biệt có lợi. Nếu cửa hàng giày của bạn tài trợ cho chiếc cúp vô địch cuối mùa giải, bạn có thể đàm phán để được đặt banner của công ty mình trong mỗi trận đấu của giải đấu đó. Ngược lại, việc tài trợ cho các sự kiện không liên quan sẽ không có nhiều tác dụng. Quảng cáo nhắc nhở (reminder ads) sẽ phát huy tác dụng tuyệt vời đối với các công ty đã phát triển chín muồi như Coca-Cola, nhưng đối với một cửa hàng giày mới mở thì việc tài trợ cho giải đua Công thức 1 sẽ chẳng thể đem lại thêm lợi nhuận nào đâu.
Thành phần quyết định sự thành công của bất kỳ thương hiệu nào chính là truyền thông.
O – ONGOING COMMUNICATION – CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TIẾP DIỄN
Các nhà cung cấp dịch vụ trao quyền kiểm soát cũng như xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng bằng cách quan tâm, chăm sóc tới họ. Những cuộc điện thoại sau khi khách hàng mua hàng sẽ cho họ thấy được rằng họ quan trọng với công ty bạn. Việc thi thoảng gửi đi một e-mail, tin nhắn, hay truyền thông trên mạng xã hội đều không hề tốn kém và sẽ đem lại lợi ích nếu như được sử dụng một cách hợp lý vừa phải và đem lại giá trị cho khách hàng. Cũng giống như các diễn đàn trực tuyến, thì bạn cũng cần phải cung cấp các thông tin hữu ích, chứ không chỉ đơn giản ném ra các thông điệp như kiểu “Này, nhìn tôi đây này!”
Nếu bạn bán các mặt hàng đắt tiền như nhà hay xe hơi, việc liên lạc với các cá nhân là rất quan trọng. Nếu cửa hàng của bạn đang giảm giá, bạn thi thoảng có thể yêu cầu thông tin phản hồi hai chiều của khách hàng để truyền đạt mối quan tâm của bạn đến những người mua hàng.
1 startup có thể được tạo thành chỉ trong 1 đêm. Thành công thì được đo trong vài năm. Nhưng một thương hiệu thì cần vài thập kỷ để có thể được khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
B – BARTERING – TRAO ĐỔI
Việc trao đổi sẽ có thể đem lại cho bạn các giải pháp bạn cần. Liệu một trạm xăng đông khách có cho phép cho bạn dựng một tấm biển quảng cáo về chiếc xe mới ra lò của bạn để đổi lại việc bạn được đổ xăng miễn phí? Việc tìm ra được một thương vụ kinh doanh phù hợp có thể chứa đựng rất nhiều thách thức, tuy nhiên cũng có thể đem tới lợi nhuận rất lớn nếu như bạn lên kế hoạch tốt.
Nếu bạn nhớ được hết các nguyên tắc được ký hiệu bởi các chữ cái nêu trên, bạn sẽ có thể trở nên vô cùng thành thạo trong việc marketing cho doanh nghiệp của mình với một ngân sách eo hẹp, mà không phải nhọc tâm suy nghĩ.
Theo Saga.